LỄ HỘI TẾT NGUYÊN TIÊU



GIẢI IOE CẤP THÀNH PHỐ CÁ NHÂN

21012016145621THCS (1).pdf (125771)


LAO ĐỘNG NGÀY 3/2/2016



LỊCH THI HSG VÒNG 2

KHỐI 8

- Thứ 3: Sáng: Toán, Văn 8 (tiết 1, 2); Anh, Lý, Hóa 8 (tiết 3)

KHỐI 7

- Thứ 3: Chiều: Toán Văn 7 (tiết 2, 3); Anh 7 (tiết 4)

KHỐI 6

- Thứ 4: Sáng: Toán, Văn 6 (tiết 1, 2); Anh 6 (tiết 3)

 



Họ và tên: Lê Thị Ngọc Linh

Học sinh giỏi môn: Hóa

Tính cách: dễ gần, hài hước

Sở thích: giày, truyện tranh, ca hát

Mơ ước trở thành: bác sĩ

Chúc Linh học tập thật tốt để hoàn thành ước mơ của mình. Chào mừng Linh đến với lớp 8/4.


LỊCH THI HK1

- Ngày 17/12/2015 (Chiều thứ 5): Địa, Công dân, Sinh

- Ngày 26/12/2015 (Sáng thứ 7): Anh, Lý, Sử

- Ngày 28/12/2015 (Chiều thứ 2): Văn, Công nghệ, Tin

- Ngày 30/12/2015 (Sáng thứ 4): Toán, Hóa


HÌNH ẢNH DÒ BÀI DƯỚI CỜ

 

HÌNH ẢNH BUỔI SÁNG LAO ĐỘNG NGÀY 19/11/2015


 SINH HOẠT KỈ NIỆM 20/11


 

Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Cách đây 60 năm, tháng 8/1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Ý nghĩa, lịch sử và phong tục

Tháng 8/1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:

Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.

Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11/1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…

Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.

Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn Xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 

Và ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và nhân Việt Nam. Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... sẽ mãi theo chúng ta trên bước đường đời.

 


MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐÁ BANH (HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG)


Lịch thi HSG Thực hành 8

- Thứ 5 (22/10/2015): thi lí thuyết (trong vòng 30')

 Chiều: + 14h - 14h 30: Hóa 

           + 14h 45 - 15h: Sinh, Lý

- Thứ 2 (26/10/2015): Top 10 thi thực hành


 Ý NGHĨA NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Ngày phụ nữ Việt Nam là ngày mà lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

85 năm qua, tổ chức Phụ nữ Liên Hiệp hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có trí thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là ngày phụ nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng :"Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang"

Cho đến bây giờ ngày Phụ nữ Việt Nam đã trải qua 85 năm, và năm nào cũng vậy vào ngày này chị em phụ nữ đều nhận được thứ tình cảm cao đẹp nhất.


 

PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Số: /KHHTPL-LTT Tam Kỳ, ngày 10 tháng 09 năm 2015

KẾ HOẠCH:

Tổ chức Hội thi hùng biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" dành cho học sinh cấp THCS năm 2015.

    Căn cứ Kế hoạch số 790/KH-UBND, ngày 07 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai chương trình hành động của Thủ Tướng Chính phủ về việc thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam về công tác phổ biến Giáo dục Pháp luật (PBGDPL) từ năm 2013 -2016; căn cứ Kế hoạch số 1188/KH- SGDĐT ngày 10 tháng 09 năm 2015 của Sở GD&ĐT về việc tổ chức Hội thi hùng biện biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật". Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Tam Kỳ. Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức Hội thi hùng biện “Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật" với nội dung cụ thể sau: 

I. MỤC ĐÍCH: 

- Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh đối với công tác pháp chế, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Thông qua những câu chuyện tình huống về đạo đức và pháp luật, liên hệ với thực tiễn, khơi dậy các giá trị tốt đẹp để giáo dục nhân cách, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. 

- Bồi dưỡng “giá trị sống”, rèn luyện ‘kĩ năng sống” cho học sinh; xây dựng những hình mẫu học sinh thế hệ mới không chỉ thông minh, sáng tạo mà còn năng động, tự tin và bản lĩnh tích cực. 

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: 

1. Đối tượng dự thi: các lớp 6, 7, 8, 9. 01 học sinh / lớp 

2. Thời gian, địa điểm: 

- Địa điểm: tại Hội trường Trường THCS Lý Tự Trọng 

- Thời gian: thứ 6 ngày 9/10/2015:

+ Sáng : Khi mạc: lúc lúc 7h 15’; sau đó khối 6, 8 dự thi 

+ Chiều: Khối 7, 9 

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THI: 

1. Nội dung: Dựa trên cơ sở các chủ đề về đạo đức và pháp luật trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành môn Giáo dục công dân ở cấp THCS và các vấn đề về đạo đức và pháp luật trong đời sống xã hội, thí sinh chuẩn bị bài viết và hùng biện câu chuyện về tình huống đạo đức, tình huống pháp luật gắn với các mối quan hệ của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân. 

Cụ thể:

1.1. Các giá trị và chuẩn mực đạo đức Tập trung vào các nội dung sau: 

- Đối với bản thân: Sống giản dị, trung thực, tiết kiệm, ý thức tu dưỡng đạo đức, nói lời hay, làm việc tốt. 

- Đối với người khác: Yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ, khoan dung, lễ độ, biết ơn. 

- Đối với công việc: Siêng năng, kiên trì, tôn trọng kỉ luật, năng động, sáng tạo, yêu lao động. 

- Đối với cộng đồng, đất nước, nhân loại: Yêu quê hương đất nước, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo, tôn trọng và học hỏi các giá trị tốt đẹp, tinh hoa của các dân tộc khác, vun đắp tình hữu nghị và sự hợp tác với các nước, bảo vệ hoà bình. 

- Đối với môi trường tự nhiên: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. 

1.2. Các vấn đề pháp luật Tập trung một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hiến pháp năm 2013 và các vấn đề sau: 

- Quyền trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được phát triển năng khiếu. 

- Quyền được học tập, sáng tạo và phát triển của học sinh; bảo vệ di sản văn hoá; quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 

- Thực hiện trật tự, an toàn giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống nhiễm HIV/AIDS; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

- Thực hiện pháp luật; công dân bình đẳng trước pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 

- Qui định của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội. 

2. Cách thức thi: 

2.1. Chuẩn bị bài thi hùng biện: 

- Dựa vào các giá trị, chuẩn mực đạo đức, các vấn đề pháp luật nêu trên, các lớp chuẩn bị 01 bài viết đánh máy, đóng tập có ghi đầy đủ thông tin về: Hội thi, tên đề tài, thí sinh dự thi, lớp,... nộp về bộ phận thư viện trước thời gian thi 3 ngày. 

- Bố cục bài viết, gồm có 3 phần cơ bản: phần Đặt vấn đề (mở đầu câu chuyện); phần Giải quyết vấn đề (nội dung câu chuyện) và phần Kết luận, rút ra bài học, liên hệ thực tiễn từ câu chuyện. 

* Lưu ý: Câu chuyện hùng biện (đề tài hùng biện) phải có tiêu đề rõ ràng; bài viết phải được đánh máy vi tính, in khổ giấy A4 không quá 4 trang giấy, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. 

2.2. Phần thi hùng biện: 

- Trên cơ sở bài viết đã chuẩn bị, thí sinh thể hiện phần thi hùng biện theo thứ tự bốc thăm theo ca học 

- Khuyến khích sự linh hoạt, sáng tạo và vận dụng sự hiểu biết của thí sinh vào bài hùng biện. 

- Các lớp có thể có các hình thức minh họa một cách phù hợp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền thông qua phần thi hùng biện. 

- Hình thức: Mỗi thí sinh sẽ hùng biện theo đề tài đã đăng kí. 

- Thời gian: Phần thi hùng biện của mỗi thí sinh từ 10 đến 15 phút (không kể thời gian tiếp quản sân khấu). 

* Nếu phần hùng biện vượt mức thời gian quy định, thí sinh sẽ bị trừ điểm vào tổng số điểm có được 

2.3. Phần thi xử lý tình huống: 

- Sau phần hùng biện, Ban giám khảo sẽ đặt câu hỏi để thí sinh xử lí tình huống nhằm làm rõ thêm đề tài hùng biện (mỗi thí sinh trả lời 01 câu hỏi tình huống). 

- Thời gian trả lời câu hỏi tình huống: không quá 3 phút 

- kể từ khi bắt đầu trả lời câu hỏi (thí sinh có thể trả lời ngay hoặc có 01 phút để suy nghĩ trước khi trả lời trong 3 phút). 

3. Cách tính điểm Ban Giám khảo sẽ căn cứ vào hiệu quả thực tế thông qua các phần thi của thí sinh để quyết định thang điểm như sau: 

- Điểm bài viết: Tối đa 10 điểm (hệ số 1) 

- Điểm thi hùng biện: Tối đa 10 điểm (hệ số 2) 

- Điểm xử lý tình huống: Tối đa là 10 điểm (hệ số 2) 

IV. KHEN THƯỞNG:

Nhà trường sẽ khen thưởng giải nhất, nhì, ba, khuyến khích theo từng khối lớp và đưa vào tiêu chí thi đua như các phong trào khác. Kinh phí then thưởng theo quy định chung của nhà trường. 

V. BAN GIÁM KHẢO: 

- Ban giám khảo: Ban giám hiệu, TV,TPT, 1 giáo viên Giáo dục công dân, 1 giáo viên Văn.

 


Chiều nay (24/09/2015), tại phòng học số 12, cô giáo chủ nhiệm Ngô Lê Sơn Hà cùng ban Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp của chi đội Bế Văn Đàn - lớp 8/4 đã tổ chức Chương trình Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp tháng 9 với chủ điểm: "Truyền thống nhà trường". Trong tháng này, tập trung xây dựng hoạt động "Phát huy truyền thống của lớp, của trường" theo như kế hoạch Ban ngoài giờ lên lớp Nhà trường đề ra. Với tinh thần "học mà chơi - chơi mà học", các bạn tham gia hoạt động rất sôi nổi thông qua các trò chơi gắn liền với chủ đề hoạt động trong tháng. Buổi hoạt động được chia làm nhiều nội dung sinh hoạt: thi đoán ô chữ giữa hai đội (mỗi đội 2 tổ), nhìn hình diễn tả động tác cho đối phương nhận diện từ ngữ,... Cũng từ các nội dung trong hoạt động này mà tập thể lớp 8/4 đã ý thức được việc cần phải xây dựng và phát huy hơn nữa truyền thống của lớp, của trường. Đặc biệt tập thể lớp đã chú ý đến việc lồng ghép giáo dục đạo đức, pháp luật vào tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua nội dung trò chơi ô chữ về đề tài "An toàn giao thông". Đáng chú ý hơn, ngay cả những học sinh có học lực chưa cao của năm học qua cũng đã hăng hái tham gia một cách tích cực và sôi nổi. Buổi hoạt động thực sự mang lại hiệu quả, đã tạo được hứng thú cho tất cả các đội viên cùng tham gia, không gò ép, khuôn mẫu. Khởi đầu cho chương trình Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp năm học 2015 - 2016 của lớp đã mang đến nhiều thú vị và sẽ hứa hẹn nhiều điều mới mẻ và thú vị hơn ở những tháng tiếp theo! Sau đây là một số hình ảnh của tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

 
Bạn Thảo Yên và Khánh Đan trính bày bài hát: "Mùa thu ngày khai trường"
Phần trao quà cho đại diện 2 đội

ĐẠI HỘI CHI ĐỘI

Ngày 19/9/2015, tất cả các khối lớp 6,7,8,9 tổ chức Đại hội Chi đội. Lớp 8/4 đã thực hiện tương đối tốt về khâu chuẩn bị và nội dung buổi Đại hội.

 Đầu tiên là phần nghi thức các bạn hát vang bài hát quốc ca đội ca trong không khí trang nghiêm, chỉnh tề.

 Sau đó bạn Châu Tú Uyên phát biểu chương trình đại hội. Tiếp theo bạn Tuệ Anh, Thảo Yên, Phước Lộc đã đọc các chương trình hoạt động mà Liên Đội đề ra như: Em yêu Tam Kỳ quê emNgày thứ 7 tình nguyện, …... và báo cáo kết quả học tập của lớp trong năm 2014 - 2015. Số lượng học sinh Giỏi: 17;  Khá: 9; Trung bình: 6; Yếu: 7; Kém: 0. Và Chi đội  “Bế Văn Đàn”  lớp 8/4 sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu xuất sắc và kết quả học tập của lớp đã đề ra trong năm học này. Cô giáo chủ nhiệm lên phát biểu. 

 

Tiếp đó là bầu cử Ban chỉ huy Chi đội. Lớp thống nhất giữ nguyên Ban chỉ huy Chi đội năm học trước. Ban chỉ huy Chi đội mới ra mắt và xin hứa sẽ đưa lớp phát triển hơn nữa trong các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường.

 Cuối cùng bạn Khánh Đan đọc biên bản Đại hội Chi đội. Tổng kết bế mạc, chào cờ


MỜI ĐỌC: 

BÀI VIẾT CỦA BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT VỀ NGÀY KHAI GIẢNG CỦA TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

https://daidoanket.vn/khoa-giao/truong-thcs-ly-tu-trong-tai-tp-tam-ky-tung-bung-ngay-khai-giang/64019


PHÁT THƯỞNG CÁC HỘI THI


KẾ HOẠCH VÀ DANH SÁCH THI HỌC SINH GIỎI

1/ Trường khảo sát chọn đội tuyển Văn, Toán, Anh, Lý, Hóa, Tin, Sinh, Sử, Địa cho học sinh lớp 8 vào cuối tháng 9 (Mỗi em chỉ chọn 1 trong 5 môn: Văn, Toán, Anh, Lý, Hóa; ngoài ra có thể chọn thêm 1 trong các môn phụ: Sinh, Sử, Địa, Tin; các môn thực hành: Casio, Sinh, Lý, Hóa). Thời gian khảo sát: 25 - 28/9

2/ Tổ chức khảo sát HSG Thí nghiệm thực hành và giải Toán bằng máy tính Casio 8 vào cuổi tháng 9.

3/ Đối với HS lớp 6,7, trường tổ chức khảo sát chọn đội tuyển Bồi dưỡng HSG dự thi thành phố từ 25 - 28/9


BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA LỚP 8/4

ĐỀ TÀI: SỰ XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI TÂY NAM GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA (1975 - 1979)


    CHÀO CỜ TUẦN 4

Bạn Lộc điểu khiển lễ chào cờ

Lớp 6/4

Lớp 8/3 thi thuyết trình với đề tài: "Đường lưỡi bò của Trung Quốc phi lí như thế nào?"

Lớp 6/5


  HÂN HOAN NGÀY KHAI TRƯỜNG

    Những tia nắng sớm mai khẽ len lõi, xuyên qua những cành phượng soi mình xuống mặt đất. Những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió, những bảng tên Chi đội được dựng đứng nghiêm trang, những sắc màu bóng bay, những cô cậu học trò khoác lên mình bộ đồng phục học sinh, thi nhau chen chúc đổ bóng xuống một khoảng sân đầy nắng! Không khí ấm áp, lòng người phấn khởi đã tạo nên ngày hội 5/9 rực rỡ cờ hoa- ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường trở nên đẹp đến kì lạ. Và chính trường tôi- ngôi trường THCS Lý Tự Trọng cũng thay áo mới, tưng bừng, rộn rã tổ chức lễ khai giảng năm học 2015-2016!

 
 

    Khắp sân trường là không khí hối hả, là sự tập trung cao độ cho buổi lễ được long trọng hơn. Giờ khai giảng bắt đầu với đội diễu hành Nghi thức lễ.

Đội Nghi thức lễ

    Theo sau là các tập thể khối lớp 6 lần lượt tiến vào lễ đài. Tôi đã bắt gặp những gương mặt xinh tươi, hồn nhiên nhưng đâu đó vẫn còn những đôi mắt ngỡ ngàng xen lẫn niềm hạnh phúc vô biên của các em. Đội hình hai bên chào đón các em là các anh, các chị lớp 7,8,9. Ai ai cũng đang dõi theo bằng những ánh mắt đầy trìu mến, thân thương. Trong phút giây ấy, tôi nhìn các em như nhìn lại một thời tuổi thơ của mình cách đây hai năm. Ngày hôm ấy, tôi cũng giống như các em lúc này, cùng cha cùng mẹ chập chững bước vào ngôi trường cấp II với những kiến thức rộng mở phía trước. Tôi nắm chặt lấy tay mẹ tôi, tay còn lại ghì chặt dây đeo của cái cặp sách mới được mẹ sắm cho mấy hôm về trước. Trong lòng tôi ngoài cái sự vui mừng, hào hứng đang rạo rực thì cảm giác lo âu, sơ sệt lại len lỏi dâng lên, nhịp tim cũng vì thế mà đập nhanh hơn. Tôi sợ những điều xa lạ ở xung quanh, những người bạn mới, những thầy cô mới, những bài học mới làm tôi cảm thấy trĩu nặng dù cho lời mẹ động viên vẫn vang lên bên tai: “Hãy tự tin lên con, không có gì phải sợ cả, mẹ sẽ luôn ở bên con!” Tôi bất giác run run đôi vai nhỏ, đôi chân tưởng chừng như mềm nhũn ra, khó lòng mà đỡ lấy cơ thể thì bỗng tay mẹ càng siết chặt lấy tay tôi hơn, có lẽ mẹ tôi biết tôi đang nghĩ gì. Hơi ấm từ đôi bàn tay ấy tỏa ra trấn tĩnh tâm trí tôi. Như được tiếp thêm nguồn sức mạnh vô hình, tôi ngước đầu đang cuối gầm xuống mặt đất của mình lên, dõi ánh mắt ra tứ phía, nhìn các bạn khác xung quanh tôi đang vui vẻ, hào hứng, nhìn quý thầy cô mỉm cười trìu mến đón chào lớp học trò mới, tôi chợt nhận ra mình đã lớn hơn một chút, trưởng thành hơn một chút và càng phải mạnh mẽ hơn. Tôi tự nhủ lòng mình nhân ngày chào đón năm học mới: phải biết tự giác, phải cố gắng phấn đấu học tập thật tốt để đáp lại tình yêu thương, sự dưỡng dục của cha mẹ cũng như sự chăm sóc tận tình của các thầy các cô giáo.

 

 Một góc nhỏ sân trường trong ngày khai giảng

    "Chào cờ, chào!" - hiệu lệnh ấy bỗng vang lên kéo tôi quay trở về với thực tại. Tất cả mọi người chỉnh đốn tác phong và cùng ngân vang bài Quốc ca, Đội ca thiêng liêng; điều đặc biệt hơn, khi "Bài ca anh hùng Lý Tự Trọng"- bài hát truyền thống của nhà trường do thầy giáo Lý Quốc Quang-người đã từng công tác tại trường sáng tác được cất lên làm tôi như càng tự hào hơn khi được học dưới ngôi trường này. Phút sinh hoạt truyền thống trôi qua trong sự nghiêm trang xen lẫn niềm xúc động khôn xiết! Phần nghi lễ khép lại, tất cả học sinh yên ắng lắng nghe thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tấn Sỹ đọc diễn văn khai giảng, hồi trống khai trường vang lên trong niềm hân hoan của lớp lớp học sinh. Những ước mơ cháy bỏng của lũ học trò chúng tôi được gửi theo từng chiếc bong bóng đủ sắc màu thi nhau bay lên không trung cao vút!


      Thầy Nguyễn Tấn Sỹ đánh hồi trống khai trường, chúng em vui đón năm học mới

 Tiếng ve thôi râm ran nhường chỗ cho âm thanh xào xạc của từng lá bàng rơi, nhường chỗ cho tiếng gọi bạn í ới của mỗi cô cậu học trò. Vậy là một năm học mới đã bắt đầu! Tôi cũng như tất cả các bạn khác, tự nhủ với lòng sẽ phấn đấu, nỗ lực thật nhiều để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ; thực hiện tốt chủ đề năm học mà Hội đồng đội Trung Ương đã đề ra: 

"Thiếu nhi Việt Nam

 Phát huy truyền thống

 Hiếu học, chăm ngoan, 

Tiến bước lên Đoàn." 

đồng thời tự hứa sẽ góp một phần nhỏ bé của mình để xây dựng trường ta đạt đến mục tiêu mà bao năm qua nhiều thế hệ thầy cô, học trò luôn hướng đến : "Chất lượng giáo dục là danh dự của Nhà trường!"

 Tin bài và ảnh: Tú Uyên, Phước Lộc


Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến!

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2015-2016, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm học 2014-2015, được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, ngành giáo dục đã tích cực tìm tòi, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo từ mầm non đến đại học.

Với sự nỗ lực phấn đấu, làm việc tận tụy, hết lòng vì học sinh của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, sự hăng say học tập của các em học sinh, sinh viên, chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo được giữ vững và nâng lên; các đội tuyển tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đạt thành tích xuất sắc...

Tôi ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của ngành giáo dục trong năm học vừa qua.

Năm học mới 2015-2016, ngành giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" và thực hiện có kết quả các nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cần nghiên cứu kỹ, chuẩn bị chu đáo, chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý của nhân dân, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh để các biện pháp đề ra thực hiện đạt kết quả cao, tạo được sự đồng thuận xã hội.

Tích cực chuẩn bị để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình và xã hội tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng ta.

Các thầy giáo, cô giáo thân mến!

Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, các thầy giáo, cô giáo, nhất là các thầy giáo, cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đã vượt lên mọi khó khăn, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, có những đóng góp thầm lặng nhưng hết sức to lớn cho đất nước. Tôi mong các thầy giáo, cô giáo tiếp tục cố gắng, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp “Trồng người” cao cả, hết sức vẻ vang.

Các em học sinh, sinh viên yêu quý!

Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Tôi mong các em tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt và rèn luyện tốt để mai này lập thân, lập nghiệp, trưởng thành, góp phần đưa đất nước ta sánh vai với bè bạn năm châu.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt nhiều kết quả xuất sắc trong năm học mới 2015-2016.


    LỊCH SỬ NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cách đây 67 năm, ngày 2/9/1945, tại quãng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã sang trang mới, bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Đó là thành quả cách mạng vĩ đại của tinh thần đoàn kết triệu người như một của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Ngày 2/9/1945 mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người Việt Nam và đây cũng là một nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ hôm nay quyết giữ vững nền tự do độc lập ấy. Hơn sáu thập kỷ trôi qua, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước giành được thắng lợi quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết phấn đấu, quyết tâm xây dựng thành công nước Việt nam thống nhất, toàn vẹn lãnh phổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Kỷ niệm 67 năm ngày Quốc Khánh 2-9, mỗi người Việt Nam dù đang bấy kì nơi đâu, ngay trong lòng đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc, cũng không khỏi xúc động, bồi hồi, khi nhớ lại khí thế đầy hào hùng, sôi sục và náo núc của những ngày đầu cách mạng, đặc biệt là ngày Quốc Khánh. Ngày 2/9/1945 như một mốc son chói lọi, như một "chứng nhân lịch sử" sau bao nhiêu năm nhân dân ta sống trong cảnh lầm than, khổ cực dưới ách thống trị của thực dân Pháp, của chế độ phong kiến nay đã được giải phóng. Dù thời gian có trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc sẽ mãi trường tồn mãi với thời gian và trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.


HÌNH ẢNH MỘT SỐ LỚP THI HÁT, MÚA, THUYẾT TRÌNH VỀ BIỂN ĐẢO (TUẦN 3)

Lớp 6/2
    
Lớp 6/6
   
Lớp 8/6 thi thuyết trình với đề tài "Hàng hóa, thực phẩm giả của Trung Quốc"
 

Như mọi người cũng đã biết, trong những năm gần đây Trung Quốc đã nhiều lần sang xâm chiếm vùng lãnh hải của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam! Tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, vùng lãnh hải của mình và Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Và để lên án được những việc làm hết sức tàn bạo của Trung Quốc, chúng em là những học sinh cũng ra sức tuyên truyền cho mọi người hiểu được thông qua cuộc thi “Thuyết trình về biển đảo” do trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức hằng năm. Cuộc thi được diễn ra trong nhiều tuần. Mỗi tuần là những phần dự thi khác nhau. Khối 6 dự thi hát múa về Bác Hồ kính yêu. Những điệu nhảy dân vũ được thể hiện ở khối 7. Để tưởng nhớ những cuộc chiến tranh khốc liệt, và cũng như những hành động của Trung Quốc, khối 8 và khối 9 đã có những bài dự thi hấp dẫn. Riêng lớp 8/4 thuyết trình về đề tài: “Sự xung đột biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia những năm 1975-1979” do bạn Nguyễn Phước Lộc và bạn Tú Uyên trình bày trong thời gian đến. Sau đây là 1 số hình ảnh các lớp đã thể hiện trong tuần qua:


LỊCH CÔNG TÁC TUẦN


TIỂU SỬ ANH HÙNG LÝ TỰ TRỌNG

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng (1914-1931) là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam. Lý Tự Trọng quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại tỉnh NaKha - Thái Lan. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh.

 Lý Tự Trọng quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại tỉnh NaKha - Thái Lan. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Anh hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình.

Lúc ra tòa xét xử. Người thanh niên 17 tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án ách thống trị thực dân, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ.

Lý Tự Trọng nói: 

"Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi. Chánh án tuyên án xử tử anh, Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Khi được hỏi anh có ăn năn gì không, anh đứng trước vành móng ngựa, mặt thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không ăn năn gì cả!" 

Lý Tự Trọng sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng con" được gác ngục, chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục: "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục! Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi đến ngày lên máy chém".

Những án chém đế quốc thường để hàng năm mới đem ra xử. Riêng vụ "Trọng con", một vụ án "đổ nhiều mực" của báo chí thời đó, chưa được 6 tháng đã xử. Bà Angđơrê Viôlít đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: "Ngày 21/11/1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đuờng phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ lồng ngực và từ trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa để phun nước đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra những chuyện như thế. Trước máy chém, Huy định diễn thuyết, song hai tên sen đầm nhảy xô đến không cho anh nói. Người ta chỉ nghe thấy tiếng anh kêu 'Việt Nam! Việt Nam!'. Huy cũng như Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác, là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam". Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém mấy lần gọi "Việt Nam" và đã hát nhiều lần bài "Quốc tế ca".

 


TIỂU SỬ ANH HÙNG BẾ VĂN ĐÀN

Đồng chí Bế Văn Đàn, sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948 đồng chí xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cuộc kháng chiến chống thực đân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 – 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, đồng chí Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Địch liều chết xông lên. Ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù đồng chí vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo đồng chí đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: “Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Đồng chí Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.

Đồng chí Bế Văn Đàn là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ‘’nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng’’ và đến Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Với những cống hiến đó, đồng chí không những là một tấm gương, một niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.

Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn (1930 - 12/12/1953), Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (truy phong; 31/05/1955), hy sinh là Tiểu đội phó thuộc Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Triệu Ấu, huyện Phục Hoà (nay là huyện Quảng Hòa), tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia đình có mẹ chết sớm, cha làm thợ mỏ, chú hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp bắt rồi giết. Anh phải đi ở cho địa chủ từ nhỏ. Sau năm năm đi ở, anh trốn về ở với dì và tham gia du kích. Tháng 1 năm 1949, Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch.
        Đông Xuân 1953 – 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn cùng đơn vị hành quân đi chiến dịch. Một đại đội của Tiểu đoàn 251 được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn (Lai Châu). Thấy lực lượng ta ít, quân Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai đợt đèu bị quân ta đánh bật lại. Tình hình chiến đấu hết sức căng thẳng. Pháp liều chết nống ra. Ta kiên quyết ngăn chặn.
Bế Văn Đàn vừa đi công tác về đã xung phong làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của địch truyền mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chu đáo.

        Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, anh được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân phản kích đợt ba, quân Pháp điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ có 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng.          

 Không do dự, Bế Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: “Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi”. Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân Pháp, đẩy lùi đợt phản kích. Bế Văn Đàn mình đầy thương tích và đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai. Anh được kết nạp Đảng tại trận địa.

         Sự hy sinh anh dũng của Anh hùng Liệt sĩ Bế Văn Đàn đã đi vào thơ ca. Tên của anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học.